Gọi chúng tôi tại 1900 8689 để được khảo sát miễn phí hoặc Liên hệ chúng tôi
Khi con người chúng ta thực hiện và mở rộng các hoạt động vào môi trường tự nhiên còn lại, chúng ta tiếp xúc gần hơn với một số loài gặm nhấm và nhiều bệnh hơn.
Trừ chuột cống và chuột nhà, các loài gặm nhấm nổi tiếng khác có thể mang bệnh và tiếp xúc với con người gồm sóc chó, chuột chũi, sóc đất, chuột lemming và chuột đồng.
Thực tế, loài gặm nhấm được xem là gây ra nhiều cái chết hơn tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm qua.
Loài gặm nhấm mang nhiều sinh vật truyền bệnh, gồm nhiều loài vi khuẩn, vi rút, sinh vật đơn bào và giun sán.
Loài gặm nhấm còn có thể có đồng thời ký sinh trùng và bệnh.
Loài gặm nhấm là sinh vật mang bệnh hay nơi chứa nhiều bệnh thông qua vật ký sinh ngoài của chúng như bọ chét, ve, chấy và rận, cũng như một số bệnh do muỗi mang trên nó.
Một nghiên cứu chuột trong các nông trại tại Anh đã phát hiện 12 ký sinh trùng gây bệnh do động vật truyền qua người (lây bệnh cho người) và 10 ký sinh trùng không phải do động vật truyền qua người, với một số loài chuột có chín ký sinh trùng gây bệnh do động vật truyền qua người đồng thời.
Nhiều loài trong số này hiếm khi hay chưa bao giờ được điều tra trên chuột hoang (chẳng hạn Cryptosporidium, Pasteurella, Listeria, Yersinio, Coxiella và Hantavirus), cho thấy nguy cơ đối với sức khỏe con người lớn hơn mọi người từng nghĩ trước đây.
Loài gặm nhấm có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho cả người và thú cưng. Sự nhiễm bệnh xảy ra do ăn thực phẩm hay nước bị nhiễm phân loài gặm nhấm.
Nguồn lây bệnh thường gặp nhất là qua thức ăn bị nhiễm phân của vật nuôi trong trang trại.
Các nghiên cứu di truyền về vi khuẩn Salmonella cực kỳ phức tạp và dẫn đến sự phân loại phức tạp. Có hai loài được công nhận và nhiều phân loài và phân loại được gọi là dưới phân loài;
Các triệu chứng biểu hiện trong vòng từ 12 đến 72 tiếng kể từ khi mắc bệnh và gồm có:
Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng vài ngày mà không cần điều trị gì ngoài việc bổ sung nước mất cho cơ thể.
Khi một người bị nhiễm bệnh, bệnh dễ dàng lây sang người khác do vệ sinh tay và điều kiện vệ sinh kém.
Bộ y tế Anh khuyến cáo rằng bạn lau sạch bàn cầu, cần xả nước, vòi nước và chậu rửa tay sau khi sử dụng bằng xà phòng và nước nóng, sau khi khử trùng nhà.
Một nguồn nhiễm bệnh do khuẩn Salmonella bất thường được ghi nhận tại Mỹ năm 2014. Một trận bùng nổ bệnh khuẩn thương hàn đã được Trung tâm Kiểm soát Bệnh Hoa Kỳ (CDC) phát hiện do loài gặm nhấm đông lạnh do một công ty thức ăn gia súc cho thú cưng cung cấp để cho loài bò sát và lưỡng cư nuôi nhà ăn.
Bệnh thương hàn
Một dòng của khuẩn Salmonella, S. Typhi, gây nhiều bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hơn và lan truyền từ ruột đến máu và hệ bạch huyết và sau đó đến các nơi khác trên cơ thể.
Sốt thương hàn
Sốt thương hàn (tên đầy đủ là Salmonella enterica phân loài Typhi) là bệnh đặc trưng ở nhiều nước kém phát triển nơi có vệ sinh kém, nhiễm 27 triệu người một năm, nhất là trẻ em.
Con người là động vật duy nhất bị nhiễm dòng này do đó không thể truyền từ chuột trừ khi chúng tiếp xúc trực tiếp với phân người, chẳng hạn ở trong các đường ống cống.
Bệnh thương hàn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và có vắc xin nhằm bảo vệ không bị nhiễm bệnh.
Bệnh xoắn khuẩn Leptospira là một bệnh truyền nhiễm do các loài vi khuẩn Leptospira gây ra. Bệnh do nước tiểu các các động vật bị nhiễm vi khuẩn gây ra, gồm có loài gặm nhấm và trâu bò, heo và chó.
Con người có thể bị nhiễm bệnh bằng cách:
Vi khuẩn sống trong thận của động vật và đưa ra ngoài trong nước tiểu. Chúng có thể sống sót trong vài tuần hay tháng trong đất hay nước.
Vi khuẩn này không chỉ xâm nhập cơ thể qua đường miệng, chúng còn vào qua da, nhất là nếu bị rách do vết cào, đứt, và màng nhầy của mắt, muỗi và miệng.
Bệnh xoắn khuẩn Leptospira xuất hiện ở các khu vực ôn đới và nhiệt đới, nhưng phổ biến hơn ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi mà nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho sự phát triển của chúng.
Nguy cơ bị mắc bệnh là thấp đối với đa số mọi người. Tuy nhiên, nghề nghiệp hay hoạt động có sự tiếp xúc với động vật hay các nguồn nước ngọt có nguy cơ cao hơn.
Nghề nghiệp hay hoạt động có nguy cơ cao
Các triệu chứng bệnh xoắn khuẩn Leptospira biểu hiện trong vòng từ 7-14 ngày và có thể có các triệu chứng như cảm cúm từ nhẹ đến năng như:
Bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Trong khoảng 10% các ca mắc bệnh trùng xoắn móc câu, một dạng nghiêm trọng hơn phát triển, gọi là hội chứng Weil. Bệnh này có thể dẫn đến suy một cơ quan, xuất huyết nội và tử vong.
Cần điều trị khẩn cấp trong bệnh viện nơi có bộ thông gió, thẩm tách máu, và kháng sinh hay truyền dịch.
Sốt do chuột cắn có thể do hai loài vi khuẩnStreptobacillus moniliformis và Spirillum minus.
Loài gặm nhấm bị nhiễm vi khuẩn xuất hiện trong phân và nước tiểu, chất bài tiết từ miệng, mũi và mắt của chuột.
Bệnh thường do vết cắn hay cào của chuột cống bị nhiễm hay loài gặm nhấm khác như chuột nhà, sóc và chuột nhảy. Bệnh còn có thể lây do xử lý động vật bị nhiễm và ăn thực phẩm hay thức uống bị nhiễm phân hay nước tiểu của loài gặm nhấm.
Các triệu chứng sốt do chuột cắn khác nhau giữa hai vi khuẩn.
Ngoài ra, các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như:
Cả hai bệnh đều có thể điều trị bằng kháng sinh.
Hiếm khi có báo cáo về sốt do chuột cắn tại châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng vì không bắt buộc phải báo cáo, có thể là báo cáo không đầy đủ.
Bệnh dịch hạch là một căn bệnh cổ điển có liên quan đến chuột cống trong môi trường con người, gây ra nhiều trận dịch từ xưa đến nay và càn quét một số lượng dân số lớn. Bệnh lây qua đường thương mại nội địa và đường biển ngày xưa và đi vào môi trường đô thị với mật độ dân số cao.
Bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis lây, theo các chu kỳ giữa loài gặm nhấm và bọ chét. Vài loài gặm nhấm là ổ chứa lâu dài của vi khuẩn gây bệnh dịch hại trong thiên nhiên.
Tại Nga, các loài chính được cho là con marmot sống trên thảo nguyên.
Ở miền Tây nước Mỹ, vài loài gặm nhấm hiện được biết đến là mang vi khuẩn này – thậm chí gây ra các sự kiện suy giảm bầy đàn ở sóc chó.
Sở Y tế Công California có một chương trình giám sát bệnh dịch hạch, kiểm tra các loài gặm nhấm hoang dã để tìm bệnh này. Sở đã lập một bản đồ các loài gặm nhấm bị 'bệnh dịch hạch dương tính' được thử nghiệm tại các địa điểm mà chúng có thể tiếp xúc với người (chẳng hạn như các địa điểm cắm trại).
Các triệu chứng có thể biểu hiện tùy vào con đường lây truyền bệnh:
Bệnh dịch hạch có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Điều quan trọng là chẩn đoán và điều trị nhanh vì có thể chết nhanh. Bệnh dịch hạch thể hạch có thể tử vong trong vòng dưới hai tuần.
Với bệnh dịch hại nhiễm trùng máu tử vong có thể xảy ra trước khi các triệu chứng xuất hiện, và đối với bệnh dịch hạch viêm phổi tất cả bệnh nhân không được điều trị đều chết! Nguyên nhân tiềm ẩn như vết cắn của bọ chét và các chuyến đi đến các vùng có bệnh địa phương cần phải được sự bố trí của bác sĩ.
Nhiều loài gặm nhấm mang hantavirus, nhất là chuột đồng và chuột nhà.
Các loài khác nhau mang virus khác nhau với tính độc hại khác nhau nhưng đều có các triệu chứng tương tự như cảm cúm.
Con người có thể mắc bệnh qua tiếp xúc với nước tiểu, nước bọt và phân của loài gặm nhấm, qua va chạm, thức ăn hay thức uống bị nhiễm bẩn, hay hít các phân tử bay trong không khí.
Bệnh nghiêm trọng do vi rút Hantaan gây ra xảy ra ở Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Triều Tiên và Đông Nga. Bệnh do chuột đồng có sọc gây ra.
Tại châu Âu loài mang bệnh chính là chuột bờ sông, chứa vi rút Puumala, nguyên nhân của một dạng tương đối nhẹ của sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS). Phần Lan, các quốc gia như Yogoslavia cũ, Thụy Điển, Pháp, Đức, Hy Lạp và Hà Lan báo cáo số ca mắc bệnh đáng kể hàng năm.
Tại Mỹ, nhiều loài hantavirus đã được phát hiện ở loài gặm nhấm. Vi rút quan trọng nhất trong nhóm này là vi rút Sine Nombre do chuột Bắc và Trung Mỹ tại Canada, Mexico và Mỹ. Bệnh gây hội chứng phổi Hantavirus, có tỉ lệ tử vong cao.
Bệnh Tularemia do vi khuẩn gây ra, Francisella tularensis, có vài giống khác nhau theo tính độc hại và phạm vi địa lý.
Về phân loại, bệnh được xếp vào nhóm vi khuẩn nội bào nguyên thủy gồm Listeria, Legionella, Brucella, Coxiella và Rickettsia. Nó là một nhánh riêng của vi khuẩn nguyên thủy, chỉ có một loài khác trong họ Francisellaceae: F. philomiragia. Tuy nhiên, phân tích di truyền có thể dẫn đến xếp vào các loài mới.
Bệnh xuất hiện ở một dải địa lý rộng trên khắp bán cầu bắc.
Sinh vật truyền bệnh
Bệnh Tularemia lây hay được lây bởi nhiều động vật có vú và động vật thuộc lớp nhện.
Loài gặm nhấm
Các ổ chứa bệnh Tularemia của loài gặm nhấm gồm chuột đồng, chuột nhà, chuột cống, chuột chù, hải ly, sóc đất, con lemming và chuột lang. Thỏ và thỏ rừng cũng thường là loài mang bệnh này.
Các trận bùng nổ ở người có liên quan đến sự tăng trưởng đỉnh điểm dân số của loài gặm nhấm và thỏ rừng.
Ve & bọ chét
Vi khuẩn được phát hiện ở nhiề loài ve và bọ chét, mặc dù mức độ của bệnh khác nhau, do đó người ta không hiểu rõ tầm quan trọng mà chúng đóng trong việc truyền bệnh cho người là như thế nào.
Muỗi
Trong số các loài muỗi, Aedes, Oulex và Anophele được biết đến là gây ra bệnh này.
Ruồi cắn
Trong số các loài ruồi cắn, ruồi trâu thật (loài Tabanus và Chrysozono) và ruồi hươu (loài Chrysops) có thể mắc bệnh này từ các động vật chứa bệnh và lây bệnh giữa các loài vật với nhau.
Vi khuẩn gây bệnh Tularemia có thể xâm nhập cơ thể người qua da, mắt, miệng, cổ họng hay phổi. Hiện tượng này xảy ra qua:
Chưa có trường hợp nào được biết đến là lây truyền từ người sang người (điều này thực sự được xem là một lợi thế trong chiến tranh sinh học hạn chế truyền bệnh cho số lượng dân số mục tiêu) hay truyền trực tiếp từ người này sang người khác bởi động vật chân nhện (bọ chét, ve, muỗi, ruồi cắn).
Tuy nhiên, do chỉ cần một số lượng vi khuẩn này để lây bệnh, nó là một trong những bệnh lây nhiễm nặng nhất được biết đến.
Các triệu chứng khác nhau tùy vào con đường lây truyền, nhưng tất cả đều biểu hiện sốt:
Các triệu chứng kéo dài vài tuần và dễ nhầm với các bệnh khác vì bệnh Tularemia tương đối hiếm.
Bệnh Tularemia phản ứng với nhiều thuốc kháng sinh. Nếu không được điều trị, có thể lây sang nhiều cơ quan khác như phổi, lá lách, gan, hệ bạch huyết.
Phần da bị nhiễm bệnh Tulamenia trên bàn tay.
Nguồn: Wikimedia commons: CDC
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Tularemia_lesion.jpg
Bệnh do vi khuẩn Bartonella gây ra là do một số loài vi khuẩn Bartonella gây ra, một vài loài trong đó có thể do loài gặm nhấm mang theo và gây ra nhiều triệu chứng.
Bệnh có thể được truyền giữa các động vật bởi động vật chân khớp nhện như ve, bọ chét, ruồi cát, chấy và muỗi.
Loài nổi tiếng nhất là B. Quintana là nguyên nhân của sốt chiến hào trong Thế chiến Thứ nhất và lây truyền bởi rận thân.Tuy nhiên bệnh này không được biết đến là có ổ chứa động vật. Bệnh mèo cào cũng do một vài loài Bartonella gây ra.
Bartonella elizabethae được tìm thấy ở chuột cống tại Mỹ, châu Á và châu Âu. Vài loài khác có thể truyền bệnh cho người được tìm thấy trong sóc đất và chuộtBắc và Trung Mỹ tại Mỹ và loài gặm nhấm trong rừng ở châu Âu.
Bệnh nhân mắc các bệnh này biểu hiện các triệu chứng như viêm tim (viêm màng trong tim, viêm cơ tim) và bệnh ở mắt (viêm dây thần kinh thị giác).
Chữa trị bằng thuốc kháng sinh.
Arenavirus là một giống vi rút nguyên thủy, ít nhất tám loài trong số đó gây các bệnh nghiêm trọng ở người thường biểu hiện là sốt và bệnh xuất huyết cấp tính. Một số như sốt Lassa có tỉ lệ tử vong cao.
Mỗi loài vi rút này có liên quan đến một loài gặm nhấm riêng, thường ở khu vực địa lý cục bộ. Chúng được chia thành hai nhóm gọi là 'Thế giới cũ' và 'Thế giới mới' tùy theo nơi chúng được phát hiện nhưng chúng cũng khác nhau về di truyền.
Không có vắc xin hay phương pháp đặc trị cho các bệnh này và người ta chưa hiểu đặc tính sinh học của chúng. Các bệnh này được truyền sang người do tiếp xúc thực phẩm hay đồ đạc bị nhiễm chất bài tiết của loài gặm nhấm hay hít các hạt bị nhiễm bẩn trong nhà, xưởng hay các vùng nông nghiệp.
Một số bệnh truyền từ người sang người, như tiếp xúc trực tiếp với máu hay chất lỏng trong cơ thể của người bị bệnh, hay các vật bị nhiễm như thiết bị y tế trong bệnh viện.
Bệnh nhiễm giun từ động vật là bệnh thường gặp do sinh vật đơn bào Toxoplasma gondii gây ra.
Tại Mỹ, CDC ước tính đến 22% dân số bị mắc bệnh này, trong khi tại Anh, NHS ước tính có trên 350.000 người có thể mắc bệnh.
Vật chủ chính là mèo nhà, nhưng loài gặm nhấm và các động vật nhỏ khác là vật chủ trung gian, truyền ký sinh trùng khi bị mèo ăn.
Sự nhiễm bẩn từ phân mèo là con đường truyền bệnh cho người. Thịt và rau sống cũng là con đường truyền bệnh.
Ở đa số mọi người không có biểu hiện triệu chứng, nhưng phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch yếu dễ có nguy cơ.
Bệnh có thể gây sẩy thai, chết non hay các biến chứng đối với sức khỏe của bào thai.
Một số trường hợp gây ra các triệu chứng như cảm cúm có hạch bạch huyết bị sưng và bệnh nhiễm giun từ động vật nặng có thể gây tổn hại não, mắt và các cơ quan khác.
Có hai loại sán dây do chuột cống gây ra, Hymenolepis nana và H. diminuta. Cả hai loài sử dụng mọt (chẳng hạn mọt bột) là vật chủ thứ hai và thường thấy ở khí hậu ấm áp trên thế giới.
H. nana là thường gặp nhất vì, thường đối với giun sán, nó có toàn bộ vòng đời trong ruột người và lây từ người sang người qua trứng trong phân. Nó bám vào thành ruột và hấp thụ dưỡng chất qua các tế bào ở màng ruột.
Con người có thể bị nhiễm qua tiêu hóa thức ăn hay nước bị nhiễm mọt hay phân chuột cống hay qua tiếp xúc bàn tay với sản phẩm bị nhiễm bẩn, sau đó ăn bằng bàn tay.
Vòng đời được minh họa trong một biểu đồ do CDC của Mỹ lập.
Vòng đời của Hymenolepis nana.
Nguồn: Wikimedia Commons: CDC
https://commons.wikimediaor/wiki/File:H_nana_LifeCycle.gif
Bệnh nhẹ có thể không biểu hiện triệu chứng gì. Bệnh nặng có thể dẫn đến:
Bệnh có thể không có ảnh hưởng có hại đối với người lớn, nhưng có thể gây bệnh y khoa nghiêm trọng ở trẻ em.
Bệnh sán dây nhỏ do vài loài sán dây Echinococcus gây ra. Vật chủ chính là loài ăn thịt như cáo, chó sói đồng cỏ và sói và vật chủ trung gian chủ yếu là loài gặm cỏ và heo.
Ít nhất ở ba loài, loài gặm nhấm nhỏ, như chuột nhà, chuột đồng, và chuột lemming là vật chủ trung gian, có thể truyền các nang trong giai đoạn ấu trùng khi bị mèo và chó ăn. Đến lượt chúng có thể truyền các nang sang con người qua phân của chúng.
Sau khi tiêu hóa, ấu trùng nở, đào qua thành ruộng và đi qua máu đến các cơ quan khác, nhất là gan và phổi nơi nó có thể ở vĩnh viễn và xâm nhập vào mô xung quanh.
Bệnh có thể tồn tại mà không có triệu chứng rõ ràng trong nhiều năm trong khi mô bị nhiễm bệnh phát triển giống như một khối u.
Bệnh giun mạch Capillariasis có liên quan đến loài gặm nhấm do một loài tuyến trùng (giun tròn) gây ra, Capillaria hepatica. Điều bất thường trong vòng đời của tuyến trùng chỉ đòi hỏi một vật chủ và nó phụ thuộc vào cái chết của vật chủ để phát tán trứng còn sống.
Loài gặm nhấm là vật chủ chính, nhưng có thể là các động vật có vú khác, kể cả con người.
Bệnh bắt đầu bằng sự tiêu hóa thức ăn, nước, đất có nhiễm trứng “có điều kiện về môi trường".
Vòng đời của Capillaria hepatica (còn gọi là Calodium hepaticum)
Nguồn: Wikimedia Commons: CDC
Tuyến trùng trưởng thành ăn gan, gây mất chức năng gan từ từ, viêm (viêm gan) và sản sinh mô sợi bất thường vì gan phản ứng với cái chết của con trưởng thành và sự hiện diện của trứng.
Bonnefoy X, Kampen H, Sweeney K. Tầm quan trọng của Côn trùng dịch hại Đô thị đối với Sức khỏe Cộng đồng. WHO, Copenhagen, 2008
WHO. Tóm lược các bệnh do sinh vật truyền bệnh gây ra toàn cầu, WHO, Geneva, 2014
http://www.who.int/campaigns/world-health-day/2014/global-brief/en/
US CDC: www.cdc.gov
Wikipedia: https://en.wikipedia.org
UK NHS: www.nhs.uk
PARA-SITE http://parasite.org.au/
Webster JP, Macdonald DW (1995), Ký sinh trùng của chuột cống nâu hoang (Rattus norvegicus) trên nông trại Anh, Khoa ký sinh trùng, 111:247-255. doi:10.1017/S0031182000081804.
Bệnh sốt Rockettsia với Sóc bay – Mỹ.
www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/00001177.htm
Medscape: Rickettsialpox
http://emedicine.medscape.com/article/227956-overview
Chỉ đạo của WHO về bệnh Tularemia, 2007
http://apps.who.int/iris/handle/10665/43793
Trung tâm An toàn Ninh lương thực và Sức khỏe Cộng đồng, Trường đại học Bang Iowa
http://www.cfsph.iastate.edu/DiseaseInfo/factsheets.php