Trang chủ > Côn trùng > Ong vò vẽ

Ong vò vẽ

Gọi chúng tôi tại 1900 8689 để được khảo sát miễn phí hoặc Liên hệ chúng tôi

Các loài ong vò vẽ và ong mật

Có thể có hàng trăm loài ong vò vẽ, ong bắp cày và ong mật trên thế giới. Chỉ có một số loài trong các số này được xem là loài côn trùng gây hại thực sự ở Việt Nam và một số loài không chích.

Một số loài, như Ong mật, thực ra đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của chúng ta. Hiểu thói quen, vòng đời và hình dáng của chúng có thể giúp nhận biết biện pháp kiểm soát ong tốt nhất cho nhà hay doanh nghiệp của bạn.

Xem danh sách các loài thường gặp ở Việt Nam bên dưới.

Ong vò vẽ châu Âu và ong vò vẽ Anh

(Họ: Vesidae, như Vespula Vulgaris & Vespula germanica)

Có hai loài ong vò vẽ thường gặp ở NSW, Vic, và Tasmania và những loài có các vết chích đau.

Khi đã vào trong nhà, chúng thích xây tổ ở các khu vực có người cư trú để và đi ra ngoài, như gác xép, garage và hốc tường. Ở bên ngoài, chúng có thể làm tổ trong các hang bỏ không của loài gặm nhấm, cây có hốc và bụi rậm.

Thông tin quan trọng

  • Thân màu vàng đen, có sọc khác nhau theo loài.
  • Ong thợ có kích thước từ 12-17mm.

Thông tin quan trọng

  • Chỉ có Ong chúa nhỏ sống sót qua mùa đông và xuất hiện vào mùa xuân để bắt đầu làm tổ và đẻ trứng.
  • Ong thợ (ong cái vô sinh) xuất hiện vào cuối hè và đảm nhiệm việc xây tổ. Ong chúa tiếp tục đẻ trứng.
  • Ong chúa mới và ong đực giap phối vào đầu mùa thu.
  • Tổ chết vào mùa đông, gồm tất cả ong đực và ong thợ.
  • Ong vò vẽ không đi theo đàn.
  • Thức ăn ưa thích – ăn côn trùng và thức ăn ngọt.
  • Con cái chích dễ dàng và liên tục.
  • Một đàn có thể có 25.000 con ong.

Ong mật

(Apis Mellifera)

Ong mật là loài được người nuôi ong nuôi.

Nếu bạn gặp vấn đề với ong mật, liên hệ Người nuôi ong trong vùng hay Sở Sức khỏe Môi trường vì họ sẽ thu xếp để di chuyển đàn ong.

Thông tin quan trọng

  • Chúng sống trong các cây có hốc hay ống khói, hốc tường hay mái nhà.
  • Chúng có kích thước tương tự như ong vò vẽ nhưng nhiều lông hơn và màu gần như đen.
  • Ong mật biến mật hoa thành mật ong và sáp ong.
  • Đàn ong mật sẽ bay và tụ thành cụm trên một cành cây.
  • Qui mô một đàn thường có thể lớn hơn 30.000 con ong mật.
  • Số lượng ong đang bị đe dọa vì mối ong.

Ong đơn độc

(Osmia rufa)

Thông tin quan trọng

  • Thường giống với ong mật

Vòng đời

  • Kích thước đàn – tổ nhỏ do một con cái chăm nom.
  • Nơi làm tổ ưa thích – thường ở trong đất, đôi khi xi măng mềm và vữa giữa các viên gạch.
  • Xây tổ – nhiều vật liệu khác nhau. Thường xây một tổ mới mỗi năm.

Thói quen

  • Bay theo đàn – không bay theo đàn
  • Ở qua mùa đông – thường ở giai đoạn nhộng trong tổ.
  • Thức ăn ưa thích – mật ong và phấn hoa.
  • Hiếm khi chích.

Ong vữa

(Amegilla sp.)

Loài ong này được gọi là ong công trình nề hay ong vữa vì chúng thích làm tổ trong các kẽ hở hay lỗ trong công trình nề. Chúng thích ở gần tường có ánh sáng suốt ngày.

Ong vữa sử dụng các lỗ tự nhiên trong gạch hay các phần giao nhau của vữa (nhất là vữa có hàm lượng vôi hay cát cao).

Thông tin quan trọng

  • Ong vữa vô hại; chúng không hung hăng và không tấn công.
  • Loài ong vữa gồm ong chải len, ong mỏ, ong hoa chân nhiều lông, ong cắt lá và ong thợ xây đỏ.

Ong vàng (Ong vò vẽ sống theo đàn)

(Vespula)

Thông tin quan trọng

  • Ong thợ – dài 1/2 inch.
  • Ong chúa – dài 3/4 inch.
  • Sọc vàng đen khác nhau.
  • Hai đôi cánh.
  • Thắt lưng nhỏ.
  • Vòi chích như cây giáo

Vòng đời

  • Đàn được thành lập mỗi năm.
  • Ong chúa bắt đầu xây tổ vào mùa xuân.
  • Số lượng nhiều vào cuối mùa hè.
  • Đàn bắt đầu giảm vào mùa thu.
  • Chỉ có ong chúa thụ tinh làm tổ qua mùa đông.

Thói quen

  • Thức ăn – ở những thời điểm nhất định của năm ăn côn trùng như sâu bướm/ ruồi không có hại, vì số lượng ong trong đàn tăng chúng bị thu hút bởi thức ăn của con người.
  • Vết chích – chích nhiều lần, sẽ chích nếu bị khiêu khích, gây triệu chứng từ sưng đến sốc dị ứng nguy hiểm tính mạng.
  • Thời gian xuất hiện – xuất hiện ban ngày vì chúng không nhìn rõ vào ban đêm.
  • Làm tổ – trong cây/bụi rậm, hay trong gác xép, tường rỗng/ ván sàn, nhà kho, dưới mái hiên/hành lang của tòa nhà.

Ong thợ mộc

(Xylocopa virginica)

Thông tin quan trọng

  • dài 3/4 – 1 inch.
  • Mặt ong cái màu đen, mặt ong đực màu vàng.
  • Lông màu vàng tươi, cam hay trắng trên ngực.
  • Không có lông ở bụng.
  • Ong cái có vòi chích, con đực không có.

Vòng đời

  • Đào gỗ để đẻ trứng.
  • Vòng đời từ trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành khoảng bảy tuần.
  • Ấu trùng to và ồn ào.
  • Ong mới trưởng thành ra khỏi tổ vào cuối tháng Tám.

Thói quen

  • Vết chích – Chỉ chích nếu bị khiêu khích.
  • Thời gian xuất hiện – Cuối mùa xuân đến giữa tháng Mười.
  • Xây tổ – Thích gỗ mềm, rỗng, chưa xử lý, gồm gỗ đỏ, gỗ tuyết tùng, gỗ bách và thông. Tổ cũ được dùng từ năm này sang năm khác.
  • Địa điểm – Tổ được phát hiện trên mái hiên, đồ trang trí trên cửa sổ, tấm bảng hiệu, ván lá sách, tầng nóc, và bàn ghế ngoài trời.
  • Thức ăn – hoa có phấn hoa, như hoa bradford, thủy tiên, hoa păng-xê. Phấn hoa được trữ trong hang bị bỏ hoang để sống qua mùa đông.

Thông tin khác & Các bước tiếp theo

Tìm hiểu những lợi ích khi làm việc với PCS Việt Nam