Trang chủ > Côn trùng > Ong

Ong

Gọi chúng tôi tại 1900 8689 để được khảo sát miễn phí hoặc Liên hệ chúng tôi

Các loài Ong mật, ong vò vẽ và ong bắp cày

Có thể có hàng trăm loài Ong mật, Ong vò vẽ và Ong bắp cày trên thế giới. Chỉ có vài loài trong số này được xem là loài dịch hại thực sự ở Việt Nam và một số loài không đốt. Một số loài, như Ong mật, thực tế đóng vai trò có giá trị đối với hệ sinh thái của chúng ta. Khi hiểu được thói quen, vòng đời và hình dáng của chúng, chúng ta có thể nhận biết cách kiểm soát ong vò vẽ tốt nhất cho ngôi nhà hay công ty của mình.

Xem danh sách các loài thường gặp dưới đây tại Việt Nam

Ong mật

(Apis Mellifera)

Ong mật là loài được người nuôi ong nuôi.

Nếu bạn gặp rắc rối với ong mật, hãy liên hệ với Người nuôi ong tại địa phương hay Sở Y tế vì họ có khả năng di dời đàn ong.

Những đặc điểm chính

  • Chúng sống trong các cây rỗng hay ống khói, hốc tường hay mái nhà.
  • Chúng có kích thước tương tự với ong vò vẽ nhưng có nhiều lông hơn và chủ yếu có màu đen.
  • Ong mật chuyển mật hoa thành mật ong và sáp ong.
  • Đàn ong mật sẽ bay và tụ thành cụm trên cành cây.
  • Số ong trong một đàn thường hơn 30.000 con ong mật.
  • Dân số của ong mật bị đe dọa bởi con ve ăn tổ ong.

Ong đơn độc

(Osmia rufa)

Hình dáng

  • Thường giống với ong mật.

Vòng đời

  • Kích thước đàn – các tổ nhỏ do một con ong cái phục vụ.
  • Địa điểm làm tổ ưa thích – thường trong đất, đôi khi trong xi măng mềm và vữa giữa các viên gạch.
  • Xây tổ – nhiều loại vật liệu. Thường xây một tổ mới hàng năm.

Thói quen

  • Phân đàn – không phân đàn.
  • Ngủ đông – thường trong giai đoạn nhộng trong tổ.
  • Thức ăn ưa thích – mật và phấn hoa.
  • Ít khi đốt.

Ong đục gỗ

(Osmia rufa)

Hình dáng

  • dài 3/4 – 1 inch.
  • Mặt con cái màu đen, mặt con đực màu vàng.
  • Lông màu vàng tươi, cam hay trắng trên ngực.
  • Không có lông trên bụng.
  • Con cái có vòi đốt, con đực không có.

Vòng đời

  • Đục gỗ để đẻ trứng.
  • Vòng đời từ trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành mất khoảng bảy tuần.
  • Ấu trùng lớn và gây tiếng ồn.
  • Con mới trưởng thành ra khỏi tổ vào cuối tháng Tám.

Thói quen

  • Đốt – Chỉ đốt khi bị chọc tức.
  • Thời gian xuất hiện – Cuối mùa xuân đến giữa tháng Mười.
  • Xây tổ – Thích gỗ mềm, rỗng, chưa xử lý, như gỗ đỏ, tuyết tùng, bách và thông. Tổ cũ được dùng nhiều năm.
  • Địa điểm – Tổ được tìm thấy trong mái hiên, viền cửa sổ, la phông, ván lá sách, tầng nóc và đồ đạc để ngoài trời.
  • Thức ăn – hoa chứa phấn hoa, như hoa thủy tiên, hoa păng xê. Phấn hoa được dự trữ trong các hang bỏ hoang để dùng qua mùa đông.

Thông tin khác & Các bước tiếp theo

Tìm hiểu những lợi ích khi làm việc với PCS Việt Nam